Xu hướng hiện nay các doanh nghiệp mới ngày càng nhiều, và các loại hình thành lập công ty ở Việt Nam cũng khá đa dạng. Để chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp, bạn cần nắm vững được các ưu và nhược điểm của từng loại hình.
Tuy nhiên, thường nhiều khách hàng cảm thấy khó khăn trong việc nắm bắt các thông tin, cũng như tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của các loại hình thành lập doanh nghiệp. Hiểu được sự khó khăn đó của khách hàng, Nam Luật Group xin tổng hợp tất cả các thông tin cần thiết nhất cho khách hàng.
Tham khảo thêm: Thành lập doanh nghiệp với Giá 0 Đồng – MIỄN PHÍ
Có 5 loại hình thành lập công ty dưới đây:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận (theo Luật Doanh nghiệp). Công ty TNHH có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập. Và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
– Ưu điểm của loại hình thành lập công ty này
+ Chế độ trách nhiệm hữu hạn: Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ nằm trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
+ Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Có thể bạn muốn biết thêm: Cách đặt tên công ty
– Nhược điểm:
+ Uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng, bởi chế độ trách nhiệm hữu hạn.
+ Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là Doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.
+ Không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ.
Ưu điểm:
– Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
– Nhược điểm:
+ Không được quyền phát hành cổ phiếu.
+ Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty.
+ Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
3. Thành lập công ty Công ty cổ phần
Là loại hình công ty trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Và có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
– Ưu điểm:
+ Chịu trách nhiệm về các khoảng nợ trong phạm vi vốn góp. Nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.
+ Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong tất cả lĩnh vực.
+ Cơ cấu vốn của công ty hết sức linh hoạt, tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
+ Có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
+ Chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng.
– Nhược điểm:
+ Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp. Do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, và có sự phân hóa về các nhóm lợi ích.
+ Việc thành lập và quản lý công ty có phần phức tạp hơn. Do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
4. Đối với loại hình thành lập công ty tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, có tài sản, có trụ sở giao dịch. Và có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty.
– Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân
+ Hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.
+ Ít bị chịu sự ràng buộc chặc chẽ bởi pháp luật.
+ Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng.
– Nhược điểm:
+ Mức độ rủi ro cao
+ Không những chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng tài sản công ty, mà còn cả tài sản của chủ doanh nghiệp.
5. Loại hình thành lập công ty hợp danh
Loại hình công ty này có ít nhất 2 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty. Có thể có thành viên góp vốn.
– Ưu điểm:
+ Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, và đối tác kinh doanh.
+ Việc điều hành công ty hợp danh không quá phức tạp.
– Nhược điểm:
+ Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên là rất cao.
+ Đây là loại hình mới nên chưa phổ biến.
Trên đây là các loại hình thành lập công ty/ Doanh nghiệp mà khách hàng nên biết. Nếu bạn thấy khó khăn trong cách lựa chọn loại hình công ty, và chưa biết nên lựa chọn loại hình nào phù hợp. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Nam Luật Group để được tư vấn chi tiết nhất.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN NAM LUẬT
Số 3 ngách 12 ngõ 35 phố Tây Sơn – Hà Nội
Liên hệ hotline: 098 589 623
Nguồn: http://namluatgroup.com/cac-loai-hinh-thanh-lap-cong-ty/