Các thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp từ A-Z MỚI 2020

Bài viết này là dành cho những bạn nào muốn tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Thường các thủ tục và quy trình thành lập khá phức tạp, không phải bên nào cũng xử lý từ A-Z cho bạn. Chính vì vậy, mà khách hàng cần lựa chọn những địa chỉ thành lập công ty uy tín, để được tư vấn và đăng ký hoàn tất các thủ tục đầy đủ.

Có thể bạn quan tâm: Thành lập doanh nghiệp với Giá 0 Đồng

Quy trình hoàn thiện các thủ tục thành lập công ty

Bao gồm đầy đủ bao gồm 4 Bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập

– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh.

– Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên.

Bản sao y công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm.

thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp từ A-Z MỚI 2020
Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp từ A-Z MỚI 2020

– Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty

Nên đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó.

Có thể bạn muốn biết về: Dịch vụ báo cáo thuế Trọn Gói Giá Rẻ chỉ 500k/tháng

– Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty

– Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

– Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty

– Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty

– Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại điều 20 Nghị Định 43.

– Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010).

Xem thêm: Đăng ký bản quyền thương hiệu

Bước 3: Làm con dấu

– Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.

– Nhận con dấu pháp nhân.

Bước 4: Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập công ty

Theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh Nghiệp, sau khi đăng ký kinh doanh bạn cần hoàn tất các thủ tục sau:

– Tiến hành đăng ký kê khai thuế ban đầu.

– Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số.

– Đăng báo cáo theo điều 28 Luật Doanh Nghiệp.

– Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài.

– Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT

– Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014.

– Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty.

– Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh.

Trên đây là các thủ tục thành lập doanh nghiệp và quy trình thực hiện. Nếu khách hàng không muốn mất nhiều thời gian cho những rắc rối trên, thì bạn có thể nhờ đến các địa chỉ UY TÍN để thành lập công ty trọn gói từ A-Z. Nam Luật Group với nhiều kinh nghiệm trong thành lập doanh nghiệp, với các thủ tục thành lập công ty đầy đủ, CHUYÊN NGHIỆP nhanh chóng, đảm bảo. Nên khách hàng khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Nam Luật Group – Chúng tôi CAM KẾT mang đến cho khách hàng sự HÀI LÒNG NHẤT.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN NAM LUẬT
Số 3 ngách 12 ngõ 35 phố Tây Sơn – Hà Nội
Liên hệ hotline: 098 589 6238

Nguồn: http://namluatgroup.com/cac-thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-doanh-nghiep/

Post Comment