Tìm hiểu giải thể doanh nghiệp là gì? Các trường hợp & điều kiện giải thể

Giải thể doanh nghiệp chính là doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại của mình. Với tư cách là 1 chủ thể kinh doanh thì họ sẽ thanh lý tài sản của doanh nghiệp để trả nợ. Đối với một doanh nghiệp thì giải thể chính là bước đường cùng. Vậy thì giải thể doanh nghiệp là gì và các trường hợp & điều kiện giải thể là như thế nào? Cùng Nam Luật Group tìm hiểu qua bài viết được cập nhật bên dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn nhé. 

Tìm hiểu giải thể doanh nghiệp là gì? 

Khi doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại của mình trên thị trường. Hoặc doanh nghiệp đó không còn đủ điều kiện để tồn tại như 1 chỉnh thể nữa thì phải giải thể doanh nghiệp. Theo đó, chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết. Để chấm dứt tư cách pháp nhân, các nghĩa vụ và quyền của doanh nghiệp có liên quan đến cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Như vậy thì bạn đã hình dung rõ ràng về giải thể doanh nghiệp là gì rồi đúng không nào? 

giải thể doanh nghiệp là gì
Tìm hiểu giải thể doanh nghiệp là gì? 

Các trường hợp sẽ giải thể doanh nghiệp là gì?

Biết được giải thể doanh nghiệp là gì rồi. Thì bạn cần phải nắm thêm những trường hợp mà doanh nghiệp sẽ bị giải thể. Theo khoản Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 – THU VIEN PHAP LUAT thì doanh nghiệp sẽ bị giải thể khi rơi vào các trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Giải thể tự nguyện

Quyết định giải thể trong trường hợp này chính là thể hiện sự tự nguyện của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp của mình. Vì những lý do khác nhau mà doanh nghiệp không còn phù hợp với mục đích kinh doanh ban đầu nữa. Chẳng hạn như lợi nhuận thấp, thua lỗ kéo dài, mâu thuẫn nội bộ,… Đồng thời có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng thì doanh nghiệp hoàn toàn có quyền quyết định việc giải thể này. Dựa theo quyết định của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân; của thành viên hợp danh và công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên; của chủ sở hữu công ty và công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông và công ty cổ phần.

Trường hợp Điều lệ công ty có quy định về thời gian hoạt động. Thì khi hết thời hạn được ghi trong Điều lệ công ty, nếu các thành viên không muốn xin gia hạn thì công ty phải thực hiện giải thể. Về thời hạn hoạt động của doanh nghiệp được quy định thì có thể do sự thỏa thuận của cổ đông sáng lập, thành viên. Hoặc có thể do sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa theo quy định của pháp luật. 

Trường hợp 2: Giải thể bắt buộc

Khi doanh nghiệp không đáp ứng đủ số lượng thành viên tối thiểu để tiếp tục hoạt động. Thì công ty cần phải kết nạp thêm thành viên để đủ số lượng thành viên tối thiểu. Nếu quá thời hạn 6 tháng liên tục mà công ty vẫn không tiến hành nạp đủ thành viên. Khiến cho số lượng thành viên thiếu hụt. Hoặc không chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp phù hợp. Thì doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục giải thể. 

Trong trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp. Thì trong thời hạn 10 ngày kể từ lúc nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hoặc khi quyết định của Toà án có hiệu lực thì doanh nghiệp cần phải triệu tập họp để quyết định giải thể doanh nghiệp. 

giải thể doanh nghiệp là gì
Các trường hợp sẽ giải thể doanh nghiệp là gì?

Điều kiện để giải thể doanh nghiệp là gì? 

Khi chấm dứt việc hoạt động thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo quyền lợi đối với những đối tượng có liên quan tại công ty. Chẳng hạn như chủ nợ, người lao động, cơ quan nhà nước, đối tác kinh doanh,… Và điều kiện để giải thể doanh nghiệp là gì thì cùng tìm hiểu qua các thông tin dưới đây. 

  • Giải thể doanh nghiệp chỉ được phép tiến hành khi có quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp. Hoặc của cơ quan đăng ký doanh nghiệp. 
  • Giải thể doanh nghiệp chỉ được phép tiến hành khi doanh nghiệp đó hoàn thành mọi nghĩa vụ tài sản. Đồng thời thanh toán hết tất cả các khoản nợ. 
  • Doanh nghiệp có quyết định giải thể không tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp. Tại các cơ quan trọng tài hay tòa án. 
giải thể doanh nghiệp là gì
Điều kiện để giải thể doanh nghiệp là gì? 

Giải thể doanh nghiệp đem lại hậu quả gì?

Sau khi có quyết định giải thể thì doanh nghiệp đó đã chấm dứt tư cách là chủ thể. Doanh nghiệp sẽ không thể tiếp tục thực hiện những hoạt động kinh doanh. Sau khi giải thể thì doanh nghiệp không còn là đối tượng bị xử phạt. Trong tư cách là tổ chức kinh tế nữa. 

Giải thể doanh nghiệp để lại hậu quả cho chủ doanh nghiệp. Khi đi đến quyết định giải thể thì có nghĩa là doanh nghiệp gặp phần lớn vấn đề về tài chính. Chủ sở hữu có thể rơi vào cảnh phá sản, khó khăn trăm bề. Còn đối với những nhân viên công ty thì họ sẽ mất việc. Và sẽ có một khoảng thời gian họ không có việc làm và không kiếm được thu nhập cho mình. 

Giải thể doanh nghiệp là gì
Giải thể doanh nghiệp đem lại hậu quả gì?

Lời kết

Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin thiết thực nhất liên quan đến chủ đề giải thể doanh nghiệp là gì. Nếu như bạn đang có mối quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này thì những nội dung trên chắc hẳn sẽ hữu dụng đối với bạn đấy. Nhớ theo dõi các bài viết khác thường xuyên để bỏ túi được nhiều tin tức hay ho và hữu dụng nhé.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN NAM LUẬT

  • Địa chỉ: 112 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội
  • Liên hệ: 098 589 6238
  • Website: http://namluatgroup.com/

Post Comment