Tìm hiểu chi tiết về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Có rất nhiều chủ doanh nghiệp đang có nhiều thắc mắc trong việc đăng ký kinh doanh. Vậy những quy định trong ngành nghề đăng ký kinh doanh là gì? Cùng theo dõi nội dung chi tiết dưới đây của kế toán Nam Luật để hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Tổng quan chung về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực cụ thể mà công ty thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Việc đăng ký kinh doanh đúng và phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp không chỉ nâng cao hiệu quả làm việc mà còn là cơ sở để công ty thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập doanh nghiệp là việc làm bắt buộc. Bởi công ty chỉ được phép hoạt động trong phạm vi những ngành nghề đã được đăng ký. Chủ đơn vị có quyền tùy ý lựa chọn ngành nghề mà mình muốn. Hoặc dự định trong tương lai mà mình sẽ kinh doanh. Hiện nay việc lựa chọn lĩnh vực để thực hiện đăng ký kinh doanh của công ty được thực hiện theo quyết định số 27/2018/QĐ-TTg – quy định về hệ thống trong ngành kinh tế Việt Nam.

ngành nghề đăng ký kinh doanh
Tổng quan chung về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Nội dung về quy định ngành nghề đăng ký kinh doanh

Căn cứ tại theo khoản 1 Điều 7 của Luật doanh nghiệp 2020, quy định doanh nghiệp có quyền là: “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.” Đồng thời, tại khoản 1,2,3 Điều 8 cũng quy định đơn vị kinh doanh có nghĩa vụ:

  • Đáp ứng đủ điều kiện về đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện. Hay ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật. Đồng thời đảm bảo duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh công ty.
  • Thực hiện đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ về việc đăng ký doanh nghiệp. Thay đổi đăng ký kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và công khai thông tin về thành lập theo quy định trong Luật doanh nghiệp 2020.
  • Chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của những thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp và các báo cáo. Trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo không đúng và chưa đầy đủ. Lúc này phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

Như vậy, mặc dù Luật doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có thể được tự do kinh doanh những ngành nghề mà luật pháp không cấm. Tuy nhiên trong 10 ngày kể từ ngày có thay đổi về ngành nghề đăng ký kinh doanh. Công ty phải thực hiện nghĩa vụ thông báo tới cơ quan kinh doanh. Đồng thời, phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định pháp luật và duy trì điều kiện đó.

Làm thế nào để đăng ký ngành nghề kinh doanh chuyên nghiệp

Ngành nghề kinh doanh chính là một trong 2 yếu tố đối tác đánh giá về quy mô và lĩnh vực hoạt động của một công ty, do đó kỹ năng lựa chọn ngành kinh doanh chính là vấn đề nên xem trọng. Để có được một ngành nghề kinh doanh ưng ý, doanh nghiệp nên lưu ý vấn đề sau:

  • Đầu tiên, danh sách ngành nghề kinh doanh cần có đủ các lĩnh vực kinh doanh chính của đơn vị. Ví dụ một doanh nghiệp xây dựng công trình công nghiệp nếu thiếu ngành nghề về san lấp mặt bằng, xây dựng công trình xả thải thì phía đối tác sẽ nhận định rằng quy mô hoạt động của công ty chỉ dừng lại ở mức thầu phụ theo các công việc nhỏ lẻ.
  • Thứ hai, công ty cần đăng ký bổ sung các lĩnh vực hoạt động kinh doanh dự kiến cho kế hoạch trong tương lai. Ví dụ một công ty về nhà hàng thì cần đăng ký ngành nghề như: nhượng quyền thương mại, ngành nghề về lưu trú,…
  • Thứ ba, cần đăng ký đủ ngành nghề về việc quản lý doanh nghiệp, cũng như trợ giúp doanh nghiệp. Đây là danh sách các ngành nghề có thể hỗ trợ chi phí cho phía đối tác như: Ủy thác xuất nhập khẩu, Hoạt động tư vấn quản lý,…
ngành nghề đăng ký kinh doanh
Làm thế nào để đăng ký ngành nghề kinh doanh chuyên nghiệp

Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh dựa theo mã ngành

Thực tế khi đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành thì công ty hay gặp các bất cập. Như có những ngành nghề kinh doanh chưa được quy định trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. 

Theo luật doanh nghiệp 2020, đơn vị được đăng ký kinh doanh các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Miễn sao đáp ứng đủ được các điều kiện theo quy định pháp luật chuyên ngành. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hiện tại chưa đầy đủ. Vì có những lĩnh vực kinh doanh phát triển sau thời điểm văn bản luật pháp được ban hành. Hoặc có những ngành nghề chưa được ghi nhận do thiếu sót từ người tổng hợp. Khi lựa chọn đăng ký ngành nghề kinh doanh thì công ty cần:

  • Ghi chi tiết quy định luật pháp điều chỉnh nội dung liên quan đến ngành nghề kinh doanh.
  • Trường hợp ngành nghề không có văn bản luật pháp thực tế điều chỉnh. Bạn cần phải làm công văn giải trình với phía Phòng đăng ký kinh doanh về thực tiễn tồn tại lĩnh vực hoạt động để cơ quan này có thể nắm được rõ.
ngành nghề đăng ký kinh doanh
Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh dựa theo mã ngành

Những thông tin trên đây đã cung cấp đầy đủ về ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chúc mọi người có nhiều thành công và may mắn trong công việc. Đừng quên luôn theo dõi và cập nhật những nội dung mới nhất từ chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN NAM LUẬT

  • Địa chỉ: 112 Trần Phú – Hà Đông – Hà Nội
  • Liên hệ: 098 589 6238
  • Website: http://namluatgroup.com/

Post Comment